I./ KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ

1./ Nộp thuế môn bài (theo năm)

* Mức thuế môn bài quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016  như sau:

STT

Bậc thuế

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

Tiểu mục nộp thuế môn bài

1

Bậc 1

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng

2862

2

Bậc 2

Từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 đồng

2863

3

Bậc 3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000 đồng

2864

 

* Hình thức nộp:

– Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau năm được cấp đăng ký kinh doanh.

+ DN được miễn tiền lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập, các chi nhánh/ văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh của công ty cũng được miễn tiền lệ phí môn bài trong thời gian công ty được miễn tiền lệ phí môn bài.

– Đối với những đơn vị đang hoạt động thì:

+ Nộp tiền thuế môn bài vào tháng 01 đầu năm.

+ Nếu thay đổi vốn điều lệ trong năm dẫn đến thay đổi mức thuế môn bài phải nộp thì sẽ nộp theo mức thuế môn bài mới vào năm sau của năm phát sinh thay đổi.

2./ Kê khai thuế qua mạng

Các bước thực hiện đối với DN lần đầu kê khai thuế qua mạng:

– Bước 1: Tìm mua (thuê bao) một chữ ký số (DN có thể liên hệ với các nhà cung cấp như BKAV, Viettel, Nacencomm, FPT, VDC, CK và Vi Na để tiến hành tạo chữ ký số và mua thiết bị “USB Token” để thực hiện kê khai thuế qua mạng).

– Bước 2: Đăng ký sử dụng hình thức khai thuế điện tử

– Bước 3: Cài đặt USB Token lên máy tính dự kiến sẽ “ký” Tờ khai điện tử

– Bước 4: Truy cập http://kekhaithue.gdt.gov.vn/ bằng trình duyệt Internet Explorer và đổi ngay Mật khẩu đã được cấp ban đầu; tiếp theo chọn loại Tờ khai thuế nộp qua mạng; cập nhật lại số điện thoại, email giao dịch (nếu cần thiết)

3./ Thủ tục đặt in hóa đơn

DN liên hệ với các nhà cung cấp hóa đơn điện tử để thực hiện khởi tạo hóa đơn điện tử.

Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, DN phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn điện tử kèm theo Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp Thông báo phát hành hoá đơn do DN gửi đến không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho DN biết.

Sau khi phát hành hóa đơn, DN phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng/ quý đến cơ quan quản lý thuế của DN.

Kê khai thuế:

Kê khai thuế GTGT: Căn cứ vào hàng hoá DV mua vào, bán ra DN lập tờ khai thuế GTGT:

          Mẫu tờ khai 01/GTGT (theo Thông tư 80/2021/TT–BTC)

          Thời hạn nộp tờ khai: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh.

Lưu ý: DN không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra vẫn phải kê khai thuế GTGT và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý theo đúng thời hạn quy định.

4/ Thời hạn nộp tờ khai thuế

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế (DN không phát sinh vẫn phải nộp tờ khai thuế).

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế (DN không phát sinh vẫn phải nộp tờ khai thuế).

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thì thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn về cơ chế một cửa liên thông đó.

Lưu ý: Trường hợp DN không phát sinh vẫn phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.

II/ QUYẾT TOÁN THUẾ VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1/ Quyết toán thuế GTGT nộp trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

2/ Quyết toán thuế TNDN nộp trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

3/ Lập báo cáo tài chính năm theo chế độ kế toán quy định áp dụng nộp trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

4/ Nộp số thuế còn phải nộp theo Quyết toán vào NSNN trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán thuế năm.

Lưu ý: – Nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hoá đơn, ấn chỉ năm chậm nhất vào ngày 25/02 năm sau.

– Trường hợp DN giải thể, chia tách, sát nhập sẽ lập và nộp Quyết toán thuế và BCTC trong thời hạn 45 ngày tính từ thời điểm tuyên bố ngừng hoạt động

III/ XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC THUẾ

1. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm nộp nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu nộp hồ sơ khai thuế quá hạn từ 01 đến 30 ngày.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

 

2. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi được cơ quan thuế giao, gửi theo quy định của pháp luật;

+ Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;

+ Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

+ Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng;

+ Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp

 Lưu ý:

– Đơn vị tự kê khai thuế, chịu trách nhiệm về số liệu kê khai.

– Tự nộp thuế theo kê khai vào kho bạc đúng quy định theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của đơn vị.

– Nếu nộp chậm tờ khai, kê khai sai, nộp thuế chậm thì bị xử phạt theo quy định của Luật thuế và quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

Trên đây là một số thông tin Doanh nghiệp nên biết ngay khi được cấp ĐKKD, Quý Doanh nghiệp muốn biết rõ hơn về thông tin nêu trên hoặc cung cấp văn bản liên quan đến lĩnh vực thuế xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ, số điện thoại ghi trên tiêu đề. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của Doanh nghiệp.

Trân trọng./.

One thought on “Một số quy định về thuế doanh nghiệp cần biết sau khi có đăng ký kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0913 532 448 - 0904 854 779
Chat Zalo
Gọi điện ngay